Bộ câu hỏi thường gặp về mật ong dưới đây giúp giải đáp những thắc mắc trong quá trình sử dụng mật ong của người tiêu dùng. Bộ câu hỏi thường gặp về mật ong bao gồm khoảng 20 câu hỏi.
- Mật ong là gì?
Mật ong (mel) còn có tên gọi là bách tinh hoa, bách hoa cao, phong đường, phong mật, là mật của con ong mật gốc Châu Á (Apis cerana Fabricus) hay ong mật gốc châu Âu (Apis mellifera L.), thuộc họ Ong mật (Apidac).
Mật ong được biết đến là một loại thực phẩm tự nhiên có ích cho sức khoẻ bởi hàm lượng dinh dưỡng, chống oxy hoá và rất nhiều vitamin, khoáng chất. Đó là một chất lỏng hơi sền sệt, màu vàng hơi nâu, vị ngọt, mùi thơm, là mật của nhiều loại hoa do các loài on g khác nhau, hút và tinh luyện bằng chính một loại dịch của nó tạo thành.
Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn đọc có thể xem thêm “Mật ong, những điều chúng ta cần biết”.
2. Tại sao mật ong lại chuyển màu dần sang màu sẫm hơn?
Mật ong tự nhiên có màu sắc đậm dần theo thời gian, hiện tượng này gọi là “caramel hóa” và không ảnh hưởng đến chất lượng. Chuyên gia lý giải màu sắc thường bị ảnh hưởng bởi nguồn gốc, độ tuổi của loài cây ong hút mật và điều kiện bảo quản.
Mật ong có nhiều màu sắc khác nhau theo từng loài hoa đặc trưng mà ong hút mật như vàng óng, nâu cánh gián, nâu đen, nâu thẫm,… đồng nghĩa cũng phụ thuộc vào phấn hoa. Dù mật ong có màu gì lúc ban đầu vẫn sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian, cho nên mật có màu sậm như màu đen là hết sức bình thường. Vì vậy, không thể đánh giá chất lượng mật dựa vào màu sắc, thậm chí các loại mật sậm màu chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn.
3. Mật ong có những loại nào?
Có rất nhiều loại mật ong khác nhau, tuỳ thuộc vào địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu của vùng hoa lấy mật, loại ong cho mật… mà mật được chia làm nhiều loại khác nhau.
Ví dụ như, mật ong rừng là mật ong được thu hoạch từ các tổ ong tự nhiên trong rừng, không có bàn tay hay sự chăm sóc của con người. Còn mật ong nuôi là mật ong được khai thác do con người chủ động di chuyển thùng ong tới địa điểm có hoa cho ong thụ phấn, tạo mật…
Hoặc dựa vào loài hoa mà ong hút mật để phân loại như mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải thiều, mật ong hoa tràm…
Ngoài ra, dựa vào thị trường chúng ta lại có thể chia mật ong ra làm mật ong thật và mật ong giả.
4. Tại sao mật ong bị kết tinh?
Hiện tượng kết tinh (đóng đường) là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt (bao gồm cả hạt mịn và hạt to với nhiều hình dạng khác nhau).
Đây là hiện tượng bình thường của mật ong do thành phần cấu tạo chính của mật ong là đường glucose, fructose (70%), còn lại là nước. Khi nhiệt độ thấp (6 – 20 độ C), glucose tách khỏi nước tạo hiện tượng kết tinh.
5. Làm sao để mật ong kết tinh trở lại trạng thái ban đầu?
Khi mật ong bị kết tinh mà đặt chai lọ vào chậu nước ấm thì mật ong sẽ trở về trạng thái ban đầu sau khoảng 30 phút.
6. Có loại mật ong nào không bị kết tinh không?
Phần lớn mật ong sẽ bị kết tinh ở nhiệt độ lạnh, tuỳ theo đặc điểm của loại mật ong và nhiệt độ bên ngoài. Cũng có một số rất ít mật ong không bị kết tinh do đặc tính đặc biệt nào đó của loài oa hong hút mật.
7. Mật ong để được bao lâu?
Mật ong có thể để được rất lâu khi được bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, mật ong sẽ giảm dần hàm lượng dinh dưỡng, thay đổi về màu sắc và hương vị. Cho nên, tuỳ thuộc loại mật ong mà thời hạn sử dụng mật ong cũng khác nhau từ 6 tháng cho tới 2-3 năm.
8. Nên bảo quản mật ong thế nào?
Có rất nhiều cách bảo quản mật ong trong khi vẫn giữ được màu sắc và hương vị ban đầu.
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản mật ong là từ 21 đến 30 độ C.
Không để mật ong ở nơi có ánh sáng chiếu vào trực tiếp.
Không bảo quản mật ong trong chai kim loại do chúng sẽ phản ứng với tính axit của mật ong dẫn tới mật ong bị oxy hoá.
9. Nên sử dụng bao nhiêu mật ong trong một ngày?
Dù có rất nhiều tác dụng cho sức khoẻ nhưng khi lạm dụng thì có thể gây ảnh hưởng có hại ngược lại. Hiệp Hội Tim Mạch Mỹ khuyến cáo nên dùng 36 gram mật ong trong một ngày đối với nam giới. Với nữ giới và trẻ em trên 1 tuổi nên hạn chế ở 24 gram.
10. Tại sao không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi?
Trong mật ong có thể có chứa các vi khuẩn, độc tố tự nhiên chưa được xử lý hết. Hệ tiêu hoá của trẻ em dưới 1 tuổi chưa hoàn thiện, còn non nót nên dễ bị nhiễm độc tố do mật ong mang lại. Vì vậy, không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng mật ong.
11. Phụ nữ mang thai có nên sử dụng mật ong không?
Theo bà Sandy Procter – Tiến sĩ, giáo sư khoa Dinh dưỡng, Đại học Kansas (Mỹ), trẻ trên một tuổi, người lớn khỏe mạnh và cả phụ nữ mang thai… có thể tiêu thụ mật ong an toàn.
Với thai phụ, chế phẩm có thể mang đến những lợi ích đặc biệt như: tăng cường hệ miễn dịch, giảm chứng mất ngủ, thúc đẩy tiêu hóa, chữa lành vết bỏng hoặc vết thương…
12. Có nên thay thế đường bằng mật ong?
Theo tờ Tandfonline, đường chứa đến 50% glucose và 50% fructose kép, thường được gọi là chất ngọt không dinh dưỡng. Trong khi ấy mật ong có 30% glucose, 40% fructose đơn (tỷ lệ này sẽ thay đổi qua lại tùy loại mật, tuy nhiên lượng carbohydrate cao nhất là mức 85%), phần còn lại là nước và các khoáng chất vi lượng. Những thành phần này có lợi cho sức khỏe gồm: tăng đề kháng, chống oxy hóa…
Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá mức hai chế phẩm này đều mang lại rủi ro cho sức khỏe. Cần cân nhắc liều lượng hợp lý khi dùng cả hai.
13. Sao mật ong lại có màu sắc khác nhau? Không đặc sánh giống nhau? Mùi vị cũng khác nhau?
Mật ong có màu sắc, độ sánh đặc và mùi thơm phụ thuộc vào loài hoa mà ong hút mật, thời điểm lấy mật, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng… của mỗi loại là khác nhau.
Vì vậy mà màu sắc của mật ong hoa cà phê sáng hơn và đặc hơn so với mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải. Còn mật ong hoa bạc hà lại có màu vàng chanh rất đẹp.
14. Mật ong sủi bọt là bị làm sao?
Dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi khi vừa mới thu hoạch luôn có 1 lượng bọt khí màu trắng. Thường thì mật ong rừng sẽ có nhiều bọt hơn mật ong nuôi. Mật ong mua trong siêu thị, hầu như không có bọt, nhìn rất trong và tinh khiết vì đã được xử lý công nghiệp để lọc hết phấn hoa cũng như nhộng non.
Tuy nhiên, mật ong đã qua xử lý nhiệt lại làm mất một lượng dinh dưỡng vô cùng lớn vì không còn những tinh chất quý hiếm như mật ong nguyên chất ban đầu. Nguyên nhân tạo bọt khí là do lượng phấn hoa cũng như sáp ong còn tồn lại trong mật gây nên.
Mật ong chưa qua xử lí còn chứa một số lợi khuẩn gây nên hiện tượng lên men tự nhiên của mật ong. Đây cũng chính là nguyên nhân sinh ra bọt khí. Vậy nên sủi bọt là hiện tượng bình thường của mật ong nguyên chất.
15. Mật ong thật thì kiến không bu đến?

Thành phần của mật ong đạt chuẩn thì hàm lượng đường Glucose và Fructose chiếm hơn 60%. Đây là loại đường đơn rất tốt cho sức khỏe và không khiến bạn tăng cân béo phì, giúp ổn định đường huyết. Hơn nữa sự thật mật ong đã có đường thì tất nhiên kiến rất thích. Ngoài ra, khi thử mật ong từ các loại hoa như: hoa nhãn, hoa cà phê, … với hương thơm ngọt ngào, sánh đậm càng khiêu khích loài kiến hơn.
16. Làm thế nào biết là mật ong pha/ mật ong giả?
Có nhiều phương pháp giúp phân biệt mật ong thật hay mật ong giả. Ví dụ như:
- Cho mật ong vào ngăn đá tủ lạnh, mật sẽ không đông, chỉ sệt sệt lại. Khi để ra bên ngoài khoảng 5 phút, mật ong thật sẽ trở về trạng thái ban đầu. Còn mật ong pha nước thì sau một thời gian sẽ tách làm 2 phàn khác nhau, nước bị đông lại, mật ong thì không.
- Nếm thử mật ong thật (mật ong nguyên chất) sẽ thấy hương vị và mùi thơm đặc trưng, ngọt thanh, dễ chịu.
- Xem thêm tại: Cách phân biệt mật ong thật và mật ong giả
17. Mật ong rừng có tốt hơn mật ong nuôi không?
Theo TS Phùng Hữu Chính thì mật ong rừng có hai loại là mật ong đặt nuôi ở rừng và mật ong sống dã sinh. Hiện nay, rất hiếm mật ong sống dã sinh mà mật ong lấy chủ yếu từ các đàn ong được đặt nuôi ở rừng.
Thực tế mật ong rừng và mật ong nuôi có chất lượng không khác nhau nhiều. Sự khác nhau chủ yếu đến từ nguồn hoa lấy mật. Mật ong nuôi thường lấy mật từ cùng 1 loại hoa, mật ong rừng thì lẫn tạp các loại hoa khác nhau.
18. Có nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh?
Do ở nhiệt độ lạnh, đường glucose trong mật ong bị tách nước tạo ra hiện tượng kết tinh. Vì vậy không nên bảo quản mật ong trong ngăn mát tủ lạnh.
19. Tại sao mật ong rừng lại đắt hơn mật ong nuôi?
Do sự hiếm có và không chủ động nguồn cung như mật ong nuôi nên giá thành mật ong rừng luôn cao hơn giá của mật ong nuôi.
20. Mua mật ong ở đâu uy tín, chất lượng?
Do mật ong có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ con người, làm đẹp hay nấu ăn… nên mật ong thường bị làm giả rất nhiều. Để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, bạn nên tìm mua mật ong ở những địa chỉ uy tín như mật ong Lục Ngạn. Đây là địa chỉ cung cấp mật ong nguyên chất, không pha trộn.
Nguồn: tổng hợp