Hướng dẫn bảo quản mật ong đúng cách

Mật ong là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh nên rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản mật ong thì mật ong có thể hư hoặc bị biến chất, không còn dinh dưỡng thậm chí là có hại. Mật ong Lục Ngạn sẽ hướng dẫn bảo quản mật ong đúng cách để bạn đọc tham khảo.

  1. Thời hạn sử dụng của mật ong nguyên chất

Mật ong nguyên chất có thời hạn sử dụng trung bình là 1 – 3 năm kể từ khi khai thác.

Với mật ong rừng do có lẫn phấn hoa và sáp ong hơn so với mật nuôi nên dễ bị lên men chua làm hỏng mật. Thời hạn sử dụng cho loại mật này là tối đa 2 năm.

Mật ong nuôi có thời hạn sử dụng lâu hơn nhưng không quá 3 năm.

Dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi thì mật ong còn nguyên sáp chỉ có thời hạn sử dụng là 5 – 6 tháng. Sau thời gian này nếu không sử dụng hết thì vắt mật ra khỏi lớp sáp. Hoặc vắt mật từ trước để sử dụng được lâu hơn.

2. Nhận biết mật ong đã bị hư hỏng, biến chất

Sau một thời gian sử dụng, các khoáng chất và vitamin trong mật ong sẽ giảm đi. Tuy vẫn còn trong thời hạn sử dụng nhưng vì một lý do nào đó mà mật ong xuất hiện đã bị hư hỏng, biến chất, cần phải loại bỏ ngay.

  • Về màu sắc: mật ong có nhiều màu sắc phụ thuộc vào loại hoa, loài ong, vùng địa lý… Nếu mật ong càng ngày càng tối màu so với màu gốc ban đầu thì chất lượng đã bị giảm đi.
Mật ong bị hư, biến chất
  • Mùi vị: khi nếm thử mật ong thì không còn cảm nhận được vị ngọt ban đầu. Chúng ta có thể nếm thấy vị chua, cay, nổi bọt khí khi lọ mật đã bị lên men.

3. Lựa chọn chất liệu dụng cụ để chứa, đựng mật ong

a. Dùng chai lọ thuỷ tinh để bảo quản mật ong

Bảo quản mật ong trong các hũ thủy tinh là an toàn và lý tưởng nhất. Có thể dùng các chai hoặc lọ thủy tinh để chứa mật ong cũng được.

Bảo quản mật ong trong các chai lọ thuỷ tinh

Thủy tinh có nguồn gốc từ cát (silicat), hoàn toàn sạch, thân thiện môi trường và có tính trơ hóa học nên rất an toàn, dù bạn có trữ mật ong bao lâu đi nữa. Ngoài ra thủy tinh sạch sẽ, trong suốt dễ quan sát bên trong và nhìn thẩm mỹ hơn.

Tuy nhiên chai thủy tinh có nhược điểm dễ vỡ nên các bạn hãy để nơi an toàn, kín đáo.

b. Dùng chai, lọ Nhựa Plastic để bảo quản mật ong

Nếu phải chọn các loại chai, lọ nhựa để đựng, các bạn chỉ nên chọn một 03 loại nhựa an toàn cho sức khỏe sau đây: Nhựa số 2 (PE), Nhựa số 4 (PE) hoặc nhựa số 5 (nhựa PP). Ngoài ra bạn chú ý chọn các loại nhựa không chứa độc tố BPA vì chúng rất nguy hiểm, BPA là chất đông cứng dùng trong sản xuất nhựa, BPA có thể thôi nhiễm vào thực phẩm gây nguy cơ ung thư.

Bảo quản mật ong bằng chai nhựa có ưu điểm là gọn nhẹ, dễ vận chuyển và không bể. Nếu mật ong bị kết tinh, vón cục thì chỉ cần cắt vỏ chai để lấy mật ra.

Tuyệt đối không được chọn nhựa số 3, nhựa số 6 và nhựa số 7 để đựng mật ong vì chúng chứa rất nhiều độc tố BPA.

Ngoài ra, nhựa số 1 (nhựa PET) là loại nhựa dùng 1 lần, cũng không nên dùng trữ mật ong lâu dài

c. Không dùng các vật dụng bằng kim loại (Inox, nhôm,…) để đựng mật ong

Trong mật ong có rất nhiều các axit hữu cơ làm ăn mòn kim loại, hoặc làm kim loại bị oxy hóa và nhiễm vào mật ong trong quá trình bảo quản nên rất dễ nhiễm độc, nguy hiểm. Một phần các axit hữu cơ sẽ bị biến thành axit etylenic rất nguy hiểm.

Như vậy, tuỳ theo điều kiện, mục đích mà bạn có thể lựa chọn chất liệu bảo quản mật ong.

  • Bảo quản dài hạn: nên bảo quản mật ong bằng bình / chai / lọ / hũ thủy tinh trong thời gian dài.
  • Bảo quản ngắn hạn: Trong thời gian ngắn, để dễ vận chuyển hay dự trữ tạm các bạn có thể dùng các lại chai/ bình/ can nhựa nhưng cần chú ý 2 yếu tố: không chứa BPA và làm từ các loại nhựa số 2, số 4 và số 5. Tuyệt đối không để chai nhựa tiếp xúc với nhiệt độ cao như ánh nắng mặt trời, không để khu vực bếp ga, gần tủ lạnh (tủ lạnh bên ngoài tỏa nhiệt cao)… nhằm tránh nhựa bị thôi nhiễm vào mật ong.

d. Kinh nghiệm khi chọn hủ bảo quản mật ong

Nên chọn các hũ thủy tinh có miệng rộng để trữ mật ong vì sau 1 thời gian nếu phần đáy hủ mật ong bị kết tinh, vón cục thì các bạn có thể dùng 1 chiếc muỗng để khuấy đều và hòa tan phần mật này.

Khi bảo quản mật ong rừng: mật ong rừng hay sinh ra nhiều khí ga và nổi bọt. Vì vậy khi trữ trong các chai lọ các bạn đừng đựng mật quá đầy, chừa lại 1 phần để bọt và khí ga nổi lên. Thỉnh thoàng vài tháng bạn nên mở hé nắp hủ mật để khí ga thoát bớt ra ngoài, tránh áp suất bên trong quá cao.

Chiết mật ong ra hũ nhỏ hơn để dùng hàng ngày

Ngoài ra, nếu bạn cần dùng mật ong thường xuyên: bạn nên chiết một phần mật ong từ hũ lớn ra 1 hũ thủy tinh nhỏ hơn để dùng thường xuyên. Tránh mỗi lần dùng phải mở nắp hủ mật ong lớn, gây lọt khí, ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của hũ mật lớn.

4. Hướng dẫn bảo quản mật ong đúng cách

Mật ong sau khi lọc và cho vào chai – hũ, thì việc bảo quản như thế nào, ở đâu là điều thiết yếu giúp giữ nguyên chất lượng và hương vị của mật do vậy bạn nên chú ý những điểm sau.

  • Nhiệt độ

Nên bảo quản trong khoảng 21 – 26 độ C.

Nhiệt độ cao sẽ làm mật biến dạng, lên men nhanh chóng tạo vị chua.

  • Vị trí

Tránh xa ánh nắng mặt trời.

Mật ong có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe người dùng lại dễ dàng chế biến. Mật chỉ ngon khi bảo quản đúng, do vậy đừng quên những lưu ý khi chọn vật dụng và bảo quản mật, để chúng luôn trong tình trạng tốt nhất.

Không đặt mật dưới nền nhà, sàn gỗ hay đất, bởi nhiệt độ thấp dễ khiến mật kết tinh, đóng đường.

Tránh nơi có nhiệt độ cao (tủ bếp, gần vị trí đặt bếp, lò vi sóng, lò nướng…)

Không để nước và không khí lọt vào bên trong chai, hũ đựng mật ong vì như vậy sẽ làm mật ong bị hỏng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những hướng dẫn bảo quản mật ong đúng cách. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra, bạn có thể mua mật ong ngon, đảm bảo uy tín và chất lượng tại Mật ong Lục Ngạn nguyên chất.

Nguồn: tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *