Mật ong (mel) còn có tên gọi là bách tinh hoa, bách hoa cao, phong đường, phong mật, là mật của con ong mật gốc Châu Á (Apis cerana Fabricus) hay ong mật gốc châu Âu (Apis mellifera L.), thuộc họ Ong mật (Apidac). Ở bài viết này, mật ong Lục Ngạn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những điều thú vị và tuyệt vời mà mật ong mang lại nhé.
- Mật ong là gì?
Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được từ các bông hoa. Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng “Mật ong là một sản phẩm thuần khiết, không cho phép thêm bất kì chất gì vào… bao gồm nhưng không giới hạn trong nước và các chất ngọt khác”.
Tính chất của mật ong thay đổi theo từng vùng, từng tỉnh và từng thời kì lấy mật. Mật ong được tạo nên từ các loài ong khác nhau hoặc từ các loại hoa khác nhau sẽ có các đặc tính khác nhau. Có thể kể đến như mật ong Lục Ngạn ở Lục Ngạn, Bắc Giang thường là mật được lấy từ quá trình ong hút mật ở hoa vải; hay như mật hoa nhãn ở Hưng Yên được thu hoạch từ quá trình ong hút mật ở hoa nhãn… Mật ong có rất nhiều tác dụng tốt nhưng cũng có thể có độc nếu ong hút mật ở những loài cây có hoa độc như hoa phụ tử, hoa cà độc dược…
Mật ong có thể có nhiều màu sắc, trạng thái khác nhau. Có loại mật màu vàng nhạt, mặt gợn như đường. Có loại mật lỏng trong, không có kết tinh đường. Cũng có loại màu sẫm hơn, hoặc màu xanh bạc hà (ong hút mật của hoa cây bạc hà). Để đánh giá chính xác và kĩ lưỡng về mật ong thì không thể chỉ đánh giá bề ngoài mà cần có những nghiên cứu cẩn thận về thành phần hoá học cũng như công dụng của nó…
2. Thành phần hoá học trong mật ong
Mật ong có thành phần hoá học phức tạp, tuỳ thuộc vào nguồn gốc của loài hoa mà ong lấy mật sẽ có thành phần khác nhau. Khái quát chung, mật ong là hỗn hợp của các loại đường và môt số thành phần khác bao gồm:
- Hàm lượng nước từ 18 – 20%.
- Hàm lượng đường chủ yếu là đưòng Glucose và Levulose chiếm 60 – 70%, Saccharose 3 – 10% và một số đưòng khác như: mantose, oligosaccharid.
- Giàu vitamin, nhất là vitamin B1, B2, B3, B, H, K, A, E và acid folic.
- Các loại men: diastase, catalase, lipase.
- Các acid hữu cơ: acid citric, acid tartric, acid formic, acid malic, acid oxalic v.v…
- Đặc biệt rất giàu các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng như: Na, Ca, Fe, K, Mg, Al, Mo, Ag, Ba, Au, Co, Mn, Ra, Si, Cl, P, S, I, V, Bo, Cr, Cu, Zn, Pb, Li, Sn, Ti,…
- Các hormone
- Các chất diệt nấm
- Chất thơm và nhiều chất khác…
Chỉ số glycemic từ 31 đến 78.
Khối lượng riêng là 1,36 kg/lit (nặng hơn nước 36%).
3. Tác dụng của mật ong
Nhờ có các thành phần dinh dưỡng đa dạng mà mật ong được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày như nấu ăn, đồ uống, làm đẹp, … Đây thực sự là một trong những nguyên liệu tự nhiên tốt nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Trong đó đặc biệt phải kể đến tác dụng dược lý trong phòng bệnh và chữa bệnh với rất nhiều các bài thuốc quý dân gian có tác dụng chữa ho, chữa lành vết thương, giúp ngủ ngon, tác dụng tuyệt vời đối với hệ tiêu hoá….
Tác dụng của mật ong đối với da nói riêng và trong làm đẹp nói chung đã được nhân loại biết đến trong hàng thế kỷ qua. Người ta tin rằng công chúa Ai Cập Cleopatra, người phụ nữ xinh đẹp nhất mọi thời đại, cũng thường sử dụng mật ong kết hợp với sữa cho việc tắm dưỡng da hàng ngày.
Mật ong cũng được dùng trong ngành mỹ phẩm và chăm sóc da vì thuộc tính làm sạch và dưỡng ẩm của nó.Trong mật ong có chứa đến 80% đường và 20% còn lại bao gồm các dưỡng chất như sắt, can-xi, phốt-pho và Vitamin C, B và ma-giê. Nguyên liệu tự nhiên kì diệu này có thuộc tính kháng khuẩn và khử trùng giúp gia tăng hiệu quả chữa lành.
Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng vô cùng hữu hiệu thì chúng ta cũng cần biết sử dụng mật ong đúng cách, đúng đối tượng, tránh lạm dụng có thể dẫn đến ngộ độc, tai biến nguy hiểm về sức khoẻ.
Nguồn: tổng hợp